LÀM THÊM TẠI ĐỨC VÀ 1001 ĐIỀU DU HỌC SINH ĐỨC CẦN BIẾT

Các chính sách làm thêm cho du học sinh Đức

Trước khi tìm việc làm thêm cho du học sinh Đức, chúng ta hãy tìm hiểu trước về các quy định cũng như chính sách làm thêm dành cho du học sinh để đảm bảo không vi phạm bất cứ điều luật nào nhé.

 

  • Thời gian làm việc tối đa

Cũng như các quốc gia khác, sinh viên quốc tế muốn làm thêm tại Đức cũng cần phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tối đa trong năm.

Theo quy định, mỗi năm du học sinh chỉ được làm thêm tối đa 120 ngày (nếu ngày làm 8 tiếng) hoặc 240 ngày (nếu ngày làm 4-6 tiếng), không phân biệt ngày lễ hay ngày thường. Bên cạnh đó, trong năm học, để đảm bảo chất lượng học tập, sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần. Vào kỳ nghỉ hè, bạn có thể làm thêm thoải mái hơn, tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý, tổng thời gian làm việc trong năm vẫn phải nằm trong giới hạn cho phép.

Còn đối với sinh viên du học nghề Đức, bởi vì đã có những buổi thực hành tại cơ sở đào tạo trong chương trình học, nên mỗi tuần chỉ được phép làm thêm tối đa 10 tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chủ động khai báo về việc học và làm thêm của mình, nếu chủ lao động đồng ý thì có thể tiến hành ký hợp đồng, do việc ký hợp đồng này có thể sẽ ảnh hưởng đến bậc thuế mà chủ lao động phải đóng cho bạn.

Mặc dù quy định về thời gian việc làm thêm du học sinh Đức có vẻ khó là vậy, vẫn có một số ngoại lệ mà chúng ta có thể tận dụng. Nếu bạn tìm các công việc học thuật hoặc có liên quan đến trường học, chẳng hạn như trợ giảng thì thời gian làm thêm sẽ không bị tính vào hạn mức 20 giờ/ tuần. Thế nên, bên cạnh làm trợ giảng bạn còn có thể làm thêm một công việc khác nhằm gia tăng thu nhập.

 

  • Mã số thuế & mã số hưu trí

Sở Thuế sẽ cấp mã số thuế và mã số hưu trí cho các sinh viên du học Đức sau khi bạn đăng ký tạm trú. Bạn sẽ cần mã số thuế không chỉ để làm hồ sơ xin việc mà còn cần nó để mở tài khoản ngân hàng Đức, đây là điều kiện bắt buộc. 

Các bạn lưu ý, sau khi đăng ký tạm trú 3 tuần mà vẫn chưa nhận được 2 loại mã số trên thì cần phải liên hệ với sở thuế để được cấp lại ngay.

 

  • Quy định về thuế và bảo hiểm

Bên cạnh các quy định trên, khi làm thêm tại Đức, du học sinh cũng cần phải lưu ý đến chính sách bảo hiểm y tế và thuế. Bạn sẽ không phải đóng thuế nếu lương mỗi tháng dưới €520. Tuy nhiên, nếu có mức lương cao hơn, bạn cần phải tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ như quy định. 

Các vị trí thực tập có hoặc không lương đều được xem như việc chính thức vì vậy cũng được tính thuế như thông thường. Nếu đã đăng ký bảo hiểm trước khi thực tập thì bạn cũng không cần phải lo lắng, quyền lợi và trợ cấp bảo hiểm của bạn vẫn được giữ cho đến khi thẻ sinh viên hết hạn.

Lưu ý rằng, Luật Lao động của Đức nghiêm khắc, việc vi phạm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến trục xuất.

 

  • Cần chuẩn bị gì để xin việc làm tại Đức

Như đã đề cập ở bên trên, giấy phép lao động và mã số thuế là 2 điều kiện cần để bạn có thể tìm việc làm thêm cho du học sinh tại Đức. Bên cạnh đó cũng hãy chuẩn bị thêm bộ hồ sơ cá nhân, CV và Portfolio thật đẹp để có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

Và nếu là một du học sinh chỉ vừa đến Đức, bạn hãy bắt đầu tìm việc tại những nơi uy tín có độ đảm bảo cao như Sở lao động trong khu vực sinh sống hay liên hệ với phòng Nhân sự - Hành chính của trường để tìm danh sách các vị trí đang cần người. Và nếu như không muốn tìm các công việc chỉ gói gọn trong phạm vi trường học, bạn cũng có thể tìm việc tại các website trực tuyến như: Monster, Glassdoor, indeed,… 

Các công việc phổ biến dành cho du học sinh

 

  • Các công việc học thuật, trợ lý, trợ giảng

Có thể nói, đây là một trong những công việc tốt nhất dành cho du học sinh Đức, được làm việc trong môi trường quen thuộc với các công việc như: hỗ trợ chuẩn bị bài giảng, in ấn tài liệu, hỗ trợ các việc vặt cho giảng viên,… Công việc này không chỉ đảm bảo về mức lương mà còn giúp bạn trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho sau này.

  • Các công việc trong dịch vụ ăn uống

Mảng F&B cũng là một trong những công việc làm thêm phổ biến được nhiều sinh viên lựa chọn. Mặc dù công việc này không mang đến cho bạn mức lương quá cao, tuy nhiên cũng không yêu cầu kinh nghiệm dày dặn. Hơn thế nữa, còn có thể mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội khám phá về văn hóa, con người và được trau dồi thêm về ngôn ngữ.

  • Các công việc trong ngành bán lẻ, thu ngân

Việc làm thêm tại các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ hay siêu thị cũng là một trong những công việc được nhiều sinh viên lựa chọn để tăng thêm thu nhập trong thời gian du học Đức của mình.

 

Mức lương tối thiểu của du học sinh

 

Theo quy định của Đức, kể từ ngày 1/10/2022, mức lương tối thiểu dành cho công dân tại đây là €12/giờ. 

Tùy thuộc vào công việc, lĩnh vực cũng như địa điểm khu vực mà mức lương sẽ khác nhau. Mức lương mà bạn kiếm được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kiến thức cũng như khu vực làm việc. Nếu như bạn sống ở các thành phố lớn như Hamburg hay Munich, mức lương thường sẽ cao hơn một số khu vực khác, tuy nhiên mức sống của nơi này cũng cao tương tự.

Vậy liệu việc làm thêm có đủ chi trả cho phí sinh hoạt tại Đức không?

Mỗi học sinh khi du học Đức thường được yêu cầu chứng minh khả năng tài chính để đảm bảo cung cấp đủ cho thời gian lưu trú tại đây, tối thiểu cần phải có €853 cho chi phí sinh hoạt hàng tháng. Tuy nhiên, dựa vào khảo sát thực tế thì hầu như sinh viên Việt Nam chỉ chi trả khoảng €600 đến €700 mỗi tháng cho các loại chi phí này.

Vậy nên với mức lương tối thiểu €12/giờ và tối đa mỗi tuần được làm 20 giờ, chỉ cần cố gắng và chăm chỉ thì công việc làm thêm có thể sẽ giúp bạn “cân” hoàn toàn phần chi phí sinh hoạt này nhé!

 

Việc làm thêm cho du học sinh tại Đức không khó kiếm, dù bạn đi theo diện học bổng hay du học Đức tự túc cũng đều có thể tìm được những công việc phù hợp. Làm thêm không chỉ giúp mang lại thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển các kỹ năng cần thiết cho bản thân sau này. DINGI chúc bạn may mắn và sẽ tìm được công việc như ý nhé.


 


Đăng ký nhận tư vấn