ĐỊNH CƯ TẠI ĐỨC CÓ ĐƠN GIẢN KHÔNG?

Du học Đức có định cư được không?

 

Câu trả lời là hoàn toàn có thể, tuy nhiên bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu mà Đức đưa ra. Cụ thể là, sau khi tốt nghiệp, bạn được phép ở lại Đức tối đa 18 tháng để tìm việc làm. Để được làm việc tại Đức, bạn cần đến Sở Ngoại Kiều gia hạn trước khi “Residence Permit - Giấy phép cư trú” của bạn hết hạn (thường là bạn phải gia hạn vào năm cuối cùng khi học tại Đức). Trong thời gian 18 tháng, bạn có thể làm việc toàn thời gian không bị giới hạn công việc hay số giờ làm việc.

 

Và nếu bạn làm việc liên tục trong 2 năm thì có thể xin định cư vĩnh viễn tại Đức.

DINGI mách bạn: Một số điều kiện cơ bản bạn cần đáp ứng để có thể xin định cư vĩnh viễn tại Đức

  • Sở hữu 5 năm giấy phép cư trú hợp pháp tại Đức
  • Trình độ tiếng Đức tương đương B1 hoặc hơn
  • Không có tiền án tiền sự tại Đức
  • Thu nhập đảm bảo cuộc sống
  • Nhà ở có đủ diện tích theo luật định (tối thiểu 12m2/người)
  • Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc bắt buộc tối thiểu 60 tháng.

Ngoài ra, Đức còn có chính sách Thẻ xanh, nhằm thu hút những lao động nước ngoài có tay nghề cao đến đây làm việc. Thẻ xanh EU là thẻ cư trú tạm thời mà chính phủ cấp cho lao động nước ngoài đến Đức để tìm việc làm ngay cả khi họ chưa có thư mời làm việc. Để có được tấm thẻ quyền lực này, bạn cần đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng cấp chuyên môn tương đương
  • Kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm
  • Khả năng tiếng Đức
  • Dưới 35 tuổi

Sau khi làm việc đúng chuyên ngành trên 33 tháng, bạn sẽ có thể xin visa định cư vĩnh viễn tại Đức. Trường hợp bạn có trình độ tiếng Đức từ B1 trở lên thì thời gian này có thể rút ngắn xuống còn 21 tháng.


 

Chính sách định cư tại Đức có đơn giản không?

 

Định cư tại Đức sẽ có hai trường hợp gồm định cư vĩnh viễn và nhập quốc tịch Đức. 

Chính phủ Đức vừa thông qua dự thảo luật nhập cư mới nhằm thu hút lao động có tay nghề đến Đức làm việc do tình trạng “khát” nguồn nhân lực tại quốc gia này. Theo ước tính của cơ quan việc làm liên bang, nếu như không có lao động nhập cư trong khi nhu cầu tuyển dụng tại Đức tăng thì nước Đức phải đối diện với nguy cơ thiếu hụt 7.000.000 lao động vào năm 2035. Cùng DINGI điểm qua một vài điểm sáng “chói lòa” trong dự thảo mới nha!

  • Người lao động nước ngoài có hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc sẽ được tạo điều kiện định cư tại Đức.
  • Những bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tin học, không cần phải chứng minh biết tiếng Đức.
  • Chính phủ Đức cũng khuyến khích các bạn học sinh quốc tế đến Đức học nghề và định cư tại đây.
  • Đơn giản hóa điều kiện nhập quốc tịch Đức đối với người nước ngoài có kinh nghiệm về một trong những lĩnh vực mà nước Đức cần.

Nếu như trước đây người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức phải cư trú “liền mạch” trong vòng 8 năm thì giờ đây chỉ cần 5 năm để biến điều đó thành sự thật. Với những ai hòa nhập tốt thì con số này có thể rút ngắn xuống còn 3 năm.


 

Làm thế nào để tăng cơ hội tìm được việc làm và định cư tại Đức?

 

Bewerbungsfoto (Ảnh thẻ xin việc) thật chuyên nghiệp

Ảnh chụp là điều đầu tiên để gây ấn tượng khi nhà tuyển dụng đọc CV của bạn, vì vậy bạn hãy xem tính chất công việc của ngành nghề mà lựa chọn cách chụp ảnh phù hợp. Ví dụ bạn làm công việc liên quan đến con người, phải giao tiếp nhiều như nhà hàng, khách sạn thì ảnh chụp trong CV xin việc của bạn phải vừa thật chuyên nghiệp nhưng cũng vừa phải thân thiện.

 

DINGI mách bạn: Khi chụp loại hình này bạn có thể mỉm cười nhẹ để tránh cảm giác quá xa cách.


 

Tích lũy nhiều bằng cấp, chứng chỉ (Zeugnisse) liên quan đến chuyên ngành

Đức vẫn là quốc gia xem trọng bằng cấp, đặc biệt là những nhóm ngành liên quan đến giáo dục con người. Ví dụ, bạn muốn xin vào vị trí giáo viên dạy tiếng Đức cho sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì ngoài tiếng Đức thì sở hữu thêm những chứng chỉ ngoại ngữ khác sẽ là điểm cộng vô cùng to lớn cho hồ sơ của bạn.

 

DINGI mách bạn: Bạn có thể scan tất cả bằng cấp, chứng chỉ của mình vào một file PDF và khi gửi email bạn chỉ cần đính kèm file đó mà không sợ thiếu trước quên sau.

 


Tìm những công việc liên quan đến ngành học

Như đề cập phía trên, bạn sẽ có 18 tháng tìm việc sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, 18 tháng không phải thời gian quá dài, tốt nhất bạn nên chuẩn bị tìm việc từ đầu học kỳ cuối cùng tại trường để tránh tình trạng sau tốt nghiệp không tìm được việc làm.

Để tăng cơ hội tìm được việc, bạn nên tích cực tham gia các hội thảo tuyển dụng, kết nối với những anh/chị cựu sinh viên và đặc biệt là hãy chăm đọc JD vị trí mà bạn mong muốn làm việc để biết doanh nghiệp đang tìm kiếm điều gì và bản thân bạn đang thiếu kỹ năng nào mà bổ sung.

 


Rèn luyện tiếng Đức

Muốn làm việc tại Đức bạn phải giỏi tiếng Đức, nếu không bạn sẽ khó hoà nhập được. Ngôn ngữ là thứ không thể học nhanh ngày một ngày hai mà cần quá trình hấp thụ lâu dài. Và ngay cả khi bạn đã có bằng B1 thì vẫn nên tiếp tục trau dồi để tốt hơn.


 

DINGI hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính sách định cư tại Đức, nếu bạn quan tâm về du học Đức nhưng chưa chọn được trường hay ngành học phù hợp với năng lực của bản thân thì đừng ngần ngại liên hệ chúng mình để được giải đáp thắc mắc từ A-Z nè.

 

DINGI là đơn vị tư vấn du học nghề, du học đại học Đức, nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia đã tốt nghiệp tại các trường đại học danh giá của Đức và có thời gian dài sống tại đây. Khi đến với DINGI, bạn sẽ được hỗ trợ về thông tin du học, học bổng, và hướng dẫn hồ sơ, thủ tục du học Đức một cách chi tiết nhất.


 


Đăng ký nhận tư vấn