CÓ NÊN DU HỌC ĐỨC KỲ MÙA THU 2023?

Du học Đức mà không biết bắt đầu tìm hiểu từ đâu thì mình tìm hiểu Đức có bao nhiêu kỳ nhập học để “chạy deadline” nộp hồ sơ cho kịp nha.   

Các kỳ nhập học tại Đức bắt đầu khi nào?   

Ở Đức có hai kỳ nhập học là mùa hè và mùa đông. Đối với chương trình đào tạo nghề thì thời gian nhập học thường bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10. Một số ngành như Điều dưỡng, Nhà hàng khách sạn sẽ có hai kỳ học trong năm: kỳ tháng 8 hoặc tháng 9 (kỳ mùa đông) và kỳ tháng 3 hoặc tháng 4 (kỳ mùa hè).    

Còn đối với chương trình đại học thì kỳ nhập học đầu tiên sẽ vào tháng 4 và kỳ tiếp theo sẽ là vào tháng 10. Các kỳ học có thể bắt đầu trước nửa tháng tùy trường mà bạn đăng ký theo học.   

Nếu bạn muốn check-in tại Đức vào tháng 10.2023 thì khoảng đầu tháng 7.2023 sẽ là hạn chót để bạn đăng ký học. Trong trường hợp muốn dành nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ tốt hơn thì bạn có thể chọn kỳ mùa hè tháng 4.2024, và deadline bạn cần đáp ứng là khoảng đầu tháng 1.2024.   


 

Điều kiện du học Đức là gì?   

Phần này hơi loằng ngoằng, rắc rối, chúng mình sẽ cố gắng tóm gọn nhất có thể để các bạn dễ nắm bắt thông tin nhé!   

Theo thông tin từ cơ sở dữ liệu của chính phủ Đức thì học sinh Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu sau để có thể theo học bậc đại học tại Đức:   

  • (1): Tham gia kỳ thi THPT Quốc gia/Kỳ thi tốt nghiệp THPT cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:   
    • Tham gia và đỗ kỳ thi THPT Quốc gia/Kỳ thi tốt nghiệp THPT với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn phù hợp. Không chấp nhận dùng Chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.   
    • Tổng điểm >= 36 điểm (tính 6 môn thi xét tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.   
    • Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học chính quy tại một trường đại học Việt Nam, thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học cùng nhóm Ngành.   
  • (2): Trường hợp bạn thỏa các điều kiện ở phần (1) và đã học 2 năm đại học chính quy tại Việt Nam thì có thể chọn 1 trong 2 lựa chọn dưới đây:   
    • chuyển thẳng vào năm nhất một trường Đại học cùng nhóm ngành   
    • chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm ngành.   
  • (3): Nếu tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học cùng nhóm ngành.   
  • (4): Nếu thỏa các điều kiện ở phần (1) và có chứng chỉ DSD I (tương đương trình độ A2/B1) hoặc DSD II (tương đương trình độ B2/C1) và xác nhận của điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm ngành.   


 

Chi phí du học Đức tự túc là bao nhiêu?   

Giai đoạn trước khi khăn gói sang Đức:   

  • Học tiếng Đức: Muốn sang Đức bạn cần học tiếng Đức, ngay cả khi chương trình bạn học là tiếng Anh thì bạn cũng nhất định phải có vốn tiếng Đức “lận lưng” nếu không muốn cô đơn lạc lõng ở Đức. Thông thường học đến trình độ B1/B2 là bạn đã có thể đi du học (khoảng 6 khóa tùy vào trung tâm và giáo trình). Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết chọn trung tâm tiếng Đức nào uy tín thì tham khảo ngay khóa học tiếng Đức tại DINGI nhé,  đảm bảo không làm bạn thất vọng đâu.   
  • Lệ phí thi tiếng Đức là 3.500.000 đồng cho 4 kỹ năng (với sinh viên tự do) và 1.000.000 cho 1 kỹ năng.   
  • Dịch thuật công chứng tất cả các văn bằng, giấy tờ sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Mỗi trang trung bình khoảng 80.000 - 90.000 đồng.   
  • Thi TestAs: Kỳ thi này chỉ được tổ chức 2 lần trong năm (tháng 4 và tháng 10). Lệ phí thi TestAs là 80 Euro/lần thi, có thể thanh toán qua thẻ Visa Card hoặc Master Card loại Credit.   
  • Phí thẩm tra APS - 150 USD, phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn thanh toán phải được nộp cùng hồ sơ thẩm tra.   
  • Lệ phí ghi danh vào trường đại học đầu tiên tại uni-assist là 75 Euro, trường hợp bạn muốn “rải” thêm đơn vào các trường khác thì lệ phí sẽ là 30 Euro/hồ sơ.   
  • Tài khoản khóa (hay còn gọi là tài khoản phong tỏa) có nghĩa là mỗi tháng bạn chỉ được rút tối đa một số tiền giới hạn mà thôi. Để mở tài khoản khóa tại Deutsche Bank thì bạn cần đặt một cuộc hẹn ở đại sứ quán để xác nhận chữ ký (mất ~ 30 Euro) và tốn thêm ~ 150 Euro để mở tài khoản.    
  • Lệ phí xin visa Đức - 75 Euro. Thời gian xét visa khoảng 3 tuần.   
  • Vé máy bay - ~ 1.000 Euro   

Giai đoạn đặt chân đến Đức:   

Đa phần các bang tại Đức sẽ miễn học phí và bạn chỉ cần đóng một khoản phí nhỏ là phí ghi danh và phí cơ sở vật chất trong thời gian học tại trường, phí di chuyển nội bộ trong bang.  Đối với những bạn du học nghề thì tiền lương của các bạn sẽ sẽ phải chi trả cho những khoản phí như:    

- Rentenversicherung (bảo hiểm hưu trí)   

- Krankenversicherung (bảo hiểm y tế)   

- Pflegeversicherung (phí chăm sóc điều dưỡng khi bạn về già)   

- Arbeitslosenversicherung (bảo hiểm thất nghiệp)   

Và dù bạn du học nghề, đại học hay sau đại học tại Đức thì dưới đây là những chi phí mà bạn bắt buộc phải chi mỗi tháng:   

  • T iền thuê nhà tại Đức sẽ dao động khoảng 200 Euro - 400 Euro/tháng, con số này có thể tăng lên tùy vào thành phố bạn sống. Nếu thuê phòng trong ký túc xá thì chi phí sẽ rẻ hơn (đã bao gồm điện, nước, Internet). Bạn có thể tham khảo giá phòng ký túc xá tại thành phố bạn dự định đến du học bằng cách search Google với cú pháp “studentenwohnheim + tên thành phố”   
  • Tiền đi lại (~ 50 Euro/tháng)   
  • Phí Rundfunkbeitrag (phí nghe radio, xem tivi, xem truyền hình - 17.5 Euro/tháng)   
  • Tiền Internet (~ 10 Euro)   
  • Tiền sim điện thoại (~25 Euro)   
  • Tiền ăn uống (~ 100 Euro/tháng)   
  • Tiền điện nước (~ 25 Euro)   
  • Tiền bảo hiểm: Nếu bạn đang học dự bị thì có thể chọn bảo hiểm tư (~ 30 - 40 Euro). Khi lên đại học, bạn sẽ phải chuyển sang bảo hiểm công (~ 104 - 106 Euro)   
  • Tiền ăn chơi, tụ tập bạn bè, cà phê cuối tuần, xem phim thư giãn,..:  ~50 Euro   
  • Đồ dùng cá nhân: ~ 60 Euro   

Nhìn chung, chi phí sinh hoạt có thể tiêu tốn của bạn khoảng 500 - 650 Euro/tháng tùy vào thành phố, bang bạn sống và mức chi tiêu của bạn.   

    

Những điều cần biết về du học Đức miễn phí 2023   

Thay đổi mức chứng minh tài chính   

Từ ngày 01.10.2022, để du học Đức phải chứng minh có ít nhất 934 Euro/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian sống tại Đức, và đối với những bạn du học đại học thì mức này sẽ là 947 Euro (tui đau đớn, tui gục ngã). Tuy nhiên, nếu không chứng minh được tài chính trong 1 năm thì bạn hoàn toàn có thể chứng minh cho 6 tháng, hoặc tối thiểu là 3 tháng.   

Du học Đức có được làm thêm không?   

Câu trả lời là Có. Nếu là sinh viên chính thức tại một trường đại học thì bạn được phép đi làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong học kỳ và 40 giờ/tuần trong thời gian nghỉ giữa học kỳ. Tuy nhiên, chương trình đại học Đức khá nặng nên để đảm bảo tốt nghiệp đúng hạn, bạn không nên sa đà quá nhiều vào chuyện đi làm mà bỏ bê việc học. Mục đích cuối cùng của bạn vẫn là cầm được tấm bằng đại học Đức trên tay đúng không nè?   

Bên cạnh đó, các bạn du học nghề cũng có thể đi làm thêm trong thời gian quy định của chính phủ Đức (~ 90 ngày/năm, 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm, 4 tiếng/ngày nhưng tùy vào quy định của nơi thuê bạn mà sẽ có những điều chỉnh riêng).   

Học nghề hay học đại học tại Đức phải mất bao nhiêu năm thanh xuân thì được quyền cư trú vĩnh viễn tại Đức?   

Theo quy định hiện tại, nếu bạn có bằng tốt nghiệp tại Đức, dù là du học nghề hay du học đại học thì đều được phép cư trú vĩnh viễn với điều kiện là bạn phải hoàn thành xong 2 năm đi làm sau khi tốt nghiệp.   

Mong là những thông tin phía trên đã giúp bạn có thêm 1% kiến thức về du học Đức. Kỳ nhập học gần nhất là kỳ mùa đông - tháng 10.2023, nếu bạn muốn check-in tại trường đại học Đức trong năm nay thì nhanh tay liên hệ DINGI để được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ tốt nhất nhé!   


 


Đăng ký nhận tư vấn